Khi học tiếng Nhật việc học bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, bạn sẽ được học cách đọc, viết và phát âm cơ bản, đây là bước đầu tiên khi bắt đầu việc học tiếng Nhật. Bất kỳ giáo trình hay phương pháp học liệu tiếng Nhật nào cũng đều yêu cầu bạn phải có hiểu biết nhất định về bảng chữ cái hiragana.
Việc học bảng chữ cái Hiragana sẽ đặt nền móng vững chắc choquá trìnhhọc tiếng Nhật của bạn. Có rất nhiều cá nhân và lớp học đã dành ra vài tháng trời chỉ để học bảng chữ cái hiragana. Như vậy là quá lâu, bạn hoàn toàn có thể học được toàn bộ bảng chữ này chỉ trong vài ngày, và tối đa là một tuần. Một vài người đã phản hồi rằng họ đã đọc được hết bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana chỉ sau vài giờ đồng hồ bằng cách sử dụng phương pháp học được chúng tôi giới thiệu sau đây.
Có một vài nguyên tắc cơ bản để học thuộcmột cách hiệu quả theo phương pháp của chúng tôi mà bạn cần chú ý:
1. Cách ghi nhớ: Vì bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana tương đối đơn giản (ít nhất là so với Kanji), cách ghi nhớ dựa trên hình ảnh sẽ là một biện pháp hoàn hảo. Mỗi chữ hiragana sẽ được biểu tượng hóa bằng một hình ảnh nhất định. Có thể một vài bạn sẽ nghĩ việc này rất mất thời gian, nhưng các bạn sẽ phải bất ngờ với hiệu quả mà phương pháp này đem lại.
2. Không viết ra: Trong thời đại này, hầu hết việc giao tiếp giữa người với người đều được thực hiện bằng cách gõ bàn phím, nhu cầu viết tay đã giảm đi rất nhiều. Việc học chữ hiragana cũng vậy, học thông qua việc “đọc” sẽ có hiệu quả hơn và nhanh hơn việc học bằng cách viết tay từ hai đến ba lần.
3. Luyện tập: Khi học bất kỳ cái gì đó mới, bạn luôn cần luyện tập. Khi luyện tập, hãy cố gắng nhất có thể gợi nhớ lại những gì bạn đã được học, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không thể đưa ra câu trả lời. Bạn càng nỗ lực, cố gắng để nhớ ra một điều gì đó, ký ức não bộ sẽ được kích thích mạnh hơn và bạn sẽ ghi nhớ được lâu hơn.
BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG NHẬT HIRAGANA
(Phương pháp học bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana)
CÁCH PHÁT ÂM BẢNG CHỮ CÁI HIRAGANA
Trước khi học đến cách đọc của hiragana, bạn phải bắt đầu từ việc học cách phát âm nó. Việc phát âm liên quan trực tiếp đến kỹ năng nghe và nói.
Nếu bạn đã học được cách phát âm các các nguyên âm trong bảng hiragana, hãy chuyển sang phần tiếp theo, hướng dẫn về cách đọc của chúng.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật
あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o)
Đây là hàng đầu tiên, và cũng là hàng quan trọng nhất trong bảng chữ cái hiragana. Nó quyết định cách phát âm của tất cả các hàng theo sau. Về cơ bản, các hàng sau đó đều có cách phát âm là a-i-u-e-u đi kèm với các phụ âm khác nhau. Năm nguyên âm a-i-u-e-o sẽ được lặp lại liên tục, nên ngay từ ban đầu, bạn phải nắm rõ được cách phát âm chuẩn xác của những nguyên âm này.
あ được phát âm giống với chữ “a” trong từ “ba má” hay “cái ca”
Để ghi nhớ chữ cái này, hãy nhìn vào ký tự “A” được lồng trong nó. Trong bảng hiragana, chữ お nhìn cũng khá giống với あ, nhưng lại không có ký tự “A” như trên, đây là cách mà bạn có thể phân biệt chúng.
い được phát âm giống với “I” trong từ “hòn bi” hay “xuyến chi”
Để ghi nhớ chữ này, hãy nghĩ đến hình ảnh hai con lươn đặt cạnh nhau. Trong tiếng Anh, con lươn là “eel” cũng có cách đọc gần giống với い.
う có cách phát âm giống với “u” trong “thầy u” hay “xe lu”
Trong ảnh, bạn có thể thấy một chữ “U” nằm ngang được lồng vào, đây sẽ là cách để bạn ghi nhớ chữ cái này.
え được phát âm là “ê”, giống như trong “con bê” hay “chê bai”
Để ghi nhớ chữ cái này, hãy liên tưởng đến hình ảnh một con chim với lông mào trên đầu.
お có cách phát âm giống với “ô” trong “cái ô” hay “phô bày”
Bạn có thể thấy hai chữ “o” được lồng trong chữ cái này không? Trong bộ gõ tiếng Việt, chúng ta sẽ gõ chữ “o” hai lần để tạo thành “ô”. Đây sẽ là cách giúp bạn ghi nhớ chữ hiragana này.
か(ka) – き(ki) – く(ku) – け(ke) – こ(ko)
Hàng tiếp theo trong bảng chữ cái hiragana là hàng “K”. Các bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm cơ bản trong tiếng Nhật để tạo thành cách đọc ka-ki-ku-ke-ko. Trong hàng này, không có trường hợp đặc biệt nào cả.
か là cách ghép giữa “k” với âm “あ”, ta đọc là “ka”
き là sự kết hợp của “k” với âm “い”, có cách đọc là “ki”
Như trong ảnh, chữ き có hình ảnh tương đối giống với chiếc chìa khóa, trong tiếng Anh đọc là “key”.
く là cách ghép giữa “k” với âm “う”, tạo nên “ku”
Hãy liên tưởng đến hình ảnh của mỏ chim, phát ra âm thanh “ku ku, ku ku”
け là sự kết hợp của “k” với âm “え”, tạo thành “ke”
Các bạn thấy đấy, chữ này tương đối giống với cái chum đúng không, mà trong tiếng Anh, chum là “keg”.
こ là cách ghép giữa “k” với “お”, tạo thành “ko”
さ(sa) – し(shi) – す(su) – せ(se) – そ(so)
Tiếp theo là hàng “S – “. Có một trường hợp ngoại lệ trong hàng này. Khi đi với nguyên âm “I”, ta sẽ có cách viết là “shi”, phát âm giống “she” (cô ấy) trong tiếng Anh. Trong hàng này, ta sẽ học các chữ cái sa-shi-su-se-so.
さ là cách ghép giữa “s” với âm “あ”, ta đọc là “sa”
し là sự kết hợp của “sh” với âm “い”, có cách đọc là “shi”
Đây là trường hợp đặc biệt đầu tiên chúng ta gặp trong bảng chữ cái hiragana. Thay vì viết là “si”, ta sẽ viết là “shi”. Nhưng thỉnh thoảng, bạn sẽ vẫn có thể nhìn thấy cách viết “si” trong romaji.
す là cách ghép giữa “s” với âm “う”, tạo nên “su”
せ là sự kết hợp của “s” với âm “え”, tạo thành “se”
そ là cách ghép giữa “s” với “お”, tạo thành “so”
た(ta) – ち(chi) – つ(tsu) – て(te) – と(to)
Đây là hàng thứ tư trong bảng hiragana, hàng “T-“. Trong hàng này, bạn sẽ thấy kỹ thuật ghi nhớ bằng hình ảnh đem lại hiệu quả rõ rệt. Giống với hàng “S-“, hàng “T-“ cũng có các trường hợp đặc biệt ở hai chữ ち(chi) và つ (tsu).
Như vậy, ở hàng này, ta sẽ có ta-chi-tsu-te-to.
た là cách ghép giữa “t” với âm “あ”, ta đọc là “ta”
Ta có thể nhận thấy, chữ “ta” viết bằng ký tự Latinh đã được lồng ngay trong chữ hiragana.
ち là sự kết hợp của “ch” với âm “い”, có cách đọc là “chi”
Dù cũng thuộc hàng T nhưng chữ cái này sẽ được đọc là “chi”, chứ không phải là “ti”.
つ là cách ghép giữa “ts” với âm “う”, tạo nên “tsu”
Đây lại là một trường hợp ngoại lệ khác, chúng ta sẽ đọc là “tsu” thay vì “tu”.
て là sự kết hợp của “t” với âm “え”, tạo thành “te”
と là cách ghép giữa “t” với “お”, tạo thành “to”
な(na) – に(ni) – ぬ(nu) – ね(ne) – の(no)
な là cách ghép giữa “n” với âm “あ”, ta đọc là “na”
に là sự kết hợp của “n” với âm “い”, có cách đọc là “ni”
ぬ là cách ghép giữa “n” với âm “う”, tạo nên “nu”
Như trong ảnh, chữ cái này được biểu tượng hóa bằng hình ảnh sợi mì, mà mì trong tiếng Anh là “noodles”, có cách đọc của âm đầu giống với “nu”.
ね là sự kết hợp của “n” với âm “え”, tạo thành “ne”
Chữ ね được hình ảnh hóa bằng con mèo, và trong tiếng Nhật, con mèo là ねこ.
の là cách ghép giữa “n” với “お”, tạo thành “no”
は(ha) – ひ(hi) – ふ(fu) – へ(he) – ほ(ho)
は là cách ghép giữa “h” với âm “あ”, ta đọc là “ha”
Ký tự “H” và “a” đã được lồng vào trong chữ cái.
ひ là sự kết hợp của “h” với âm “い”, có cách đọc là “hi”
ふ là cách ghép giữa “f/h” với âm “う”, tạo nên “fu”
へ là sự kết hợp của “h” với âm “え”, tạo thành “he”
ほ là cách ghép giữa “h” với “お”, tạo thành “ho”
ま(ma) – み(mi) – む(mu) – め(me) – も(mo)
ま là cách ghép giữa “m” với âm “あ”, ta đọc là “ma”
み là sự kết hợp của “m” với âm “い”, có cách đọc là “mi”
む là cách ghép giữa “m” với âm “う”, tạo nên “mu”
め là sự kết hợp của “m” với âm “え”, tạo thành “me
Chữ め trong ảnh được biểu tượng hóa bằng hình ảnh con mắt. Và trong tiếng Nhật, con mắt cũng được đọc là め (me).
も là cách ghép giữa “m” với “お”, tạo thành “mo”
や(ya) – ゆ(yu) – よ(yo)
Điều đặc biệt ở hàng này là chỉ có 3 chữ cái: ya, yu, yo mà không có ye và yi. Thực tế, ye và yi đã từng tồn tại, nhưng bây giờ người Nhật sẽ dùng えvàい thay thế do chúng có cách đọc khá tương tự.
や là cách ghép giữa “y” với âm “あ”, ta đọc là “ya”
ゆ là cách ghép giữa “y” với âm “う”, tạo nên “yu”
よ là cách ghép giữa “y” với “お”, tạo thành “yo”
ら(ra) – り(ri) – る(ru) – れ(re) – ろ(ro)
ら là cách ghép giữa “r” với âm “あ”, ta đọc là “ra”
り là sự kết hợp của “r” với âm “い”, có cách đọc là “ri”
る là cách ghép giữa “r” với âm “う”, tạo nên “ru”
れ là sự kết hợp của “r” với âm “え”, tạo thành “re”
ろ là cách ghép giữa “r” với “お”, tạo thành “ro”
わ(wa) – を(wo) – ん(n)
Đây là nhóm cuối cùng trong bảng chữ cái, bao gồm わ, を(phát âm giống お nhưng chỉ được dùng làm trợ từ), và ん (là chữ cái duy nhất chỉ có 1 ký tự là phụ âm).
わ là cách ghép giữa “w” với âm “あ”, tạo nên “wa”
Chữ わ nhìn khá giống với れ、ぬ、め và đặc biệt làね.
を là sự kết hợp của “w” với âm “お”, tạo thành “wo”
Âm “w” trong chữ cái này được phát âm rất nhẹ, gần như giống với âm câm. Nên ở một mức độ nào đó, bạn có thể phát âm nó giống với お.
ん chỉ có cách đọc là âm “-n”. Đây là chữ cái tiếng Nhật duy nhất chỉ gồm một phụ âm.
Học bảng chữ cái tiếng Nhật: Dakuten (Dấu ‘’)
Dakuten sử dụng những chữ cái hiragana bạn đã được học và add thêm một ký hiệu đặc biệt để thay đổi cách phát âm của những chữ cái đó. Ký hiệu này nhìn tương đối giống với dấu ngoặc kép, hay một hình tròn nhỏ.
Chỉ có 5 hàng trong bảng chữ cái hiragana có thể đi với dakuten.
か → が
Tất cả các chữ cái thuộc hàng か đều có thể đi cùng dấu ‘’ để biến âm “K-“ trở thành âm “G-“.
さ → ざ
Khi chữ thuộc hàng さ đi với dấu ‘’, có sẽ chuyển sang âm “Z-“. Ngoại trừ chữ し, khi đi với ‘’ nó sẽ chuyển thành “JI”.
た → だ
Với Dakuten, các chữ thuộc hàng た sẽ chuyển từ âm “T-“ sang âm “D-“, trừ 2 chữ cái là ち và つ.
ち và つ khi thêm ‘’ sẽ có cách phát âm gần giống với じ và ず, chứ không phải giống hệt. Để cụ thể hơn, cách phát âm của 2 chữ này sẽ là sự kết hợp của âm D- và Z- (dzu và dzi).
は → ば, ぱ
Điểm đặc biệt ở hàng は là nó có thể đi cùng cả 2 loại dấu Dakuten – dấu ‘’ và dấu khuyên tròn.
Khi dùng ‘’, âm H- sẽ chuyển sang âm B-, còn khi đi với dấu khuyên tròn, ta sẽ được âm P-
KẾT HỢP HIRAGANA
Ở phần này, bạn sẽ được học cách kết hợp hai kiểu ký tự với nhau để tạo thành âm ghép.
Chúng ta tập trung vào cách kết hợp các chữ ゃゅょ nhỏ với các chữ có cách đọc thuộc cột い(
き、し、じ、に、...). Khi kết hợp những chữ này với nhau, bạn sẽ được một chữ cấu thành từ ký tự đầu tiên của chữ cái thuộc cột い và âm ゃゅょ nhỏ. Ví dụ:
き + ゃ → KIYA → KYA
じ + ょ → JIYO → JYO
Đây là danh sách đầy đủ:
きゃ、きゅ、きょ
ぎゃ、ぎゅ、ぎょ
しゃ、しゅ、しょ
じゃ、じゅ、じょ
ちゃ、ちゅ、ちょ
ぢゃ、ぢゅ、ぢょ (Gần như bạn sẽ không bao giờ gặp phải những chữ cái này)
にゃ、にゅ、にょ
ひゃ、ひゅ、ひょ
びゃ、びゅ、びょ
ぴゃ、ぴゅ、ぴょ
みゃ。みゅ、みょ
りゃ、りゅ、りょ
Chúng ta không có âm いゃcũng như không có sự kết hợp nào của những chữ cái thuộc hàng Y, vì chữ cái đầu tiên trong một âm ghép phải bao hàm một phụ âm “cứng”.
Chữ つ nhỏ (っ)
Để đơn giản, hãy coi っ là một cách để “nhân đôi phụ âm”. Có nghĩa là, mỗi phụ âm đứng sau nó sẽ được nhân đôi lên. Vì vậy, ta sẽ không đặt っ trước các nguyên âm あいうえお.
Hãy cùng nhìn một số ví dụ sau đây:
したい
しったい
かっこ
いた
いった
Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi trong cách phát âm. Khi có っ, ta sẽ có một khoảng dừng rất ngắn trước nó và nhân đôi phụ âm đứng sau.
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN DU HỌC